Hoa hồng ngoại Đà Nẵng - Ở Việt Nam có trồng được hoa hồng ngoại không và cây có cho hoa đẹp như ở nước bản địa không là vấn đề được nhiều người yêu thích hoa hồng ngoại quan tâm.
Hoa hồng ngoại có trồng được ở Việt Nam không?
Câu trả lời là hoàn toàn được. Các giống hoa hồng ngoại khi đưa về Việt Nam được thuần hóa và thích nghi với khí hậu nhiệt đới. Các cây qua thuần hóa đều đảm bảo ra hoa liên tục, bông to đẹp và giữ được 90% đặc tính của cây so với khi trồng ở nước xuất xứ.
Cách chọn cây đúng nguồn gốc xuất xứ?
Hiện tại trên thị trường hoa hồng ngoại có rất nhiều giống như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức…, cây có loại ghép mắt và giâm cành. Vậy làm thế nào để chọn được hoa đúng nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo chất lượng?
Với các loại cây nhập khẩu dù là chuyển bằng cách thức nào về Việt Nam đều có tem nhãn mác ghi rõ xuất xứ, tên giống đi kèm trên từng cây hoặc thùng/ kiện cây nhập khẩu. Hãy yêu cầu người bán xuất trình các giấy tờ chứng minh rõ nguồn gốc xuất xứ của cây để đảm bảo quyền lợi của mình.
Sự khác biệt của giâm cành hay ghép mắt?
Việc giâm cành hay ghép mắt còn tùy thuộc vào giống hoa hồng bạn chọn, tuy nhiên xét theo tiêu chí di truyền thì hoa hồng giâm cành sẽ có đặc tính hoàn toàn của cây mẹ, hàng giâm cành cũng thường đắt hơn hàng ghép mắt.
- Ghép mắt: Hồng dại vốn có sức sống và khả năng kháng bệnh rất tốt do vậy các nhà sản xuất hồng ngoại đã nghĩ ra cách ghép mắt hồng ngoại vào gốc hồng dại bản địa khỏe mạnh để nuôi mầm hồng ngoại. Với cách này, hồng dại sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho các mầm hồng ngoại ra hoa đẹp được như các giống hồng trên thế giới.
Nhưng khi áp dụng cách ghép mắt, cũng có thể mầm hồng dại sẽ phát triển từ gốc mẹ và rút hết dinh dưỡng làm cho các mầm hồng ghép phía trên bị chết yểu dần. Do vậy bạn cần chú ý gốc cây thường xuyên, cắt ngay các mầm hồng dại từ khi mới nhú cho đến khi cây được 4-5 năm tuổi để đảm bảo mắt, mầm hồng dại không còn cơ hội phát triển nữa mới thôi.
- Giâm cành: Giâm cành là lấy một đoạn thân từ cây mẹ cắm xuống đất từ đó đoạn thân này phát triển thành rễ mới và tạo thành một cây mới. Cây giâm cành có đặc tính giống hoàn toàn cây mẹ. Tuy nhiên, không phải loài hồng nào giâm cành cũng sống được bởi có loại cây trong thân chứa rất ít tinh bột nên không đủ khả năng tự tạo rễ, khi giâm cành cây sẽ chết. Bởi vậy bạn nên rất cân nhắc hoặc nghiên cứu thật kĩ khi quyết định giâm cành.
Giá một cây hồng ngoại khoảng bao nhiêu?
Giá của một cây hoa hồng ngoại phụ thuộc vào giống, nguồn gốc nước xuất xứ, hàng giâm cành hay ghép mắt, kích cỡ cây, số năm tuổi của cây. Tại Việt Nam thị trường hoa hồng ngoại rất nhộn nhịp với nhiều mức giá, phổ biến từ 350 ngàn đến 1,5 triệu đồng. Khi mua cây, bạn nên tìm hiểu kỹ cây của mình là giống gì, là nhập khẩu nguyên cây hay ghép mắt tại Đà Lạt, sản xuất ở đâu kích cỡ cây thế nào… để mua cây được cây đúng giá trị thật nhé.
Chăm sóc cây thế nào, dễ hay khó?
Hoa hồng được coi là loại hoa có sức sống bền bỉ, dẻo dai và mãnh liệt. Một cây hoa hồng có thể chịu được 5 ngày liên tục không tưới nước, trong điều kiện thiếu không khí và nhiệt độ lạnh khi nằm trong các thùng hàng trong quá trình vận chuyển. Bởi thế bạn hoàn toàn yên tâm khi sau thời gian vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam cây vẫn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Với các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc phục hồi nên để người bán chăm sóc cây hoa hồng khoảng 1-2 tháng sau thời gian vận chuyển để cây phát triển, bật chồi mới tại Việt Nam rồi mới đem về trồng và chăm sóc.
Những lưu ý cơ bản khi chăm sóc cây
- Cây hoa hồng là loại cây ưa nắng, cây cần ánh sáng trực tiếp từ 3-5 tiếng mỗi ngày, nếu đủ ánh sáng cây mới sinh trưởng và phát triển tốt.
- Đất trồng: Hoa hồng cần trồng trên đất thoát nước tốt, ví dụ đất cát pha, đất mùn, hạn chế trồng trong đất thịt, phù sa vì sau một thời gian trồng cây, đất sẽ bó chặt bộ rễ của cây làm cây chậm phát triển.
- Phân bón: Bạn bón phân cho hoa hồng vào đầu mùa xuân vào trước hoặc sau thời điểm ra nụ và cho hoa, vì thời điểm đó cây cần rất nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp cho hoa. Phân bón trước khi ra hoa thường là tỷ lệ NPK 10-20-20 (hoặc tỷ lệ tương đương) và phân bón sau khi cây ra hoa thường là tỷ lệ NPK 30-15-10 (hoặc tỷ lệ tương đương).
- Tưới nước: Tưới nước hàng ngày vào buổi sáng hoặc chiều mát để giữ ẩm cho cây, cây dầy lá tươi tốt thì tưới nhiều nước và ngược lại để tránh úng rễ. Ngoài nước thông thường, thỉnh thoảng bạn có thể dùng nước vo gạo, nước chè, nước đậu nành để tưới thêm cho cây.
- Phòng ngừa sâu bệnh: Cây hoa hồng có một số bệnh phổ biến là nấm, bọ trĩ, nhện đỏ. Phương pháp phòng và trị bệnh như sau: trị nấm 7 ngày/ lần, xịt luân phiên vài loại thuốc trị nấm (Ridomil Gold, Vicarben, Bordo), bọ trĩ xịt confindor 7-10 ngày/ lần, nhện đỏ Alphamite hay các loại khác 20 ngày/ lần.
Làm thế nào để cây liên tục ra hoa?
Bí quyết đơn giản để hoa hồng liên tục ra hoa là bạn hãy thường xuyên bấm ngọn các cành đã ra hoa đồng thời bấm 2 đốt lá tính từ hoa xuống dưới để kích thích cây ra chồi mới. Cây hoa hồng càng lâu năm tuổi, càng nhiều chồi và ngọn cây thì sẽ ra càng nhiều hoa.
#1 Cung Cấp Cây Xanh - Cây Cảnh Đà Nẵng
Address: 27 Nguyễn Xuân Lâm - Hòa Xuân - Cẩm Lệ - Đà Nẵng
Email: caycanhdaiphudn@gmail.com
Skype: thenew275
Hotline: 0977 275 372 - 0764 349 700 (Cửa Hàng)
Website: http://cayxanhcaycanh.com
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Cây cảnh sân vườn tại Đà Nẵng (14.07.2023)
- Top 15 Cây Cảnh Văn Phòng Chiêu Tài Hút Lộc Cho Gia Chủ 2023 (17.05.2022)
- TOP 10+ cây thủy canh đẹp, dễ trồng và những lưu ý khi chọn, chăm sóc cây (17.05.2022)
- Top 5 địa chỉ bán cây cảnh giá rẻ, uy tín nhất Đà Nẵng (17.06.2020)
- Trồng cây xanh trong vườn phù hợp phong thủy (19.04.2018)
- Những việc làm nhanh giúp cải thiện cảnh quan sân vườn khi gia đình có tiệc (19.04.2018)
- Mua cây xanh cây cảnh cần chú ý đến yếu tố nào? (19.04.2018)
- Kỹ thuật trồng bồ công anh vừa trang trí nhà cửa vừa làm thuốc quý (19.04.2018)
- Cách trồng cây bách thủy tiên đơn giản nhất (19.04.2018)
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây sen đá móng rồng (19.04.2018)